Quy Trình 7 Bước Chế Biến Cơm Cháy Ngon Cực Chuẩn

Quy Trình 7 Bước Chế Biến Cơm Cháy Ngon Cực Chuẩn

Cơm cháy từ lâu đã trở thành một trong những món ăn không thể thiếu trên các con đường Hà Nội, Sài Gòn. Mặt hàng này cũng đã và đang được rất nhiều cơ sở lựa chọn để kinh doanh, khởi nghiệp bởi hương vị của nó vừa ăn, rất dễ bán. Vậy bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ đi nói rõ hơn về công đoạn 7 bước làm cơm cháy ngon nức mũi mà bạn có thể tìm hiểu.

Các Thiết Bị Chế Biến Cơm Cháy Thường Được Sử Dụng

Cơm cháy chế biến chuẩn có mùi thơm, hương vị mặn mặn của ruốc, cơm cháy thì giòn tan, ở một số đơn vị sẽ cho thêm ít ớt để tăng độ nhẹ cho bánh cơm cháy. Cũng bởi hương vị giòn giòn, cay cay, mặn mặn đó mà món cơm cháy đã thu hút được lượng khách khổng lồ.

cơm cháy sấy ngon

Do lượng tiêu thụ lớn đòi hỏi việc sản xuất cũng phải rất nhiều. Kéo theo các thiết bị để phục vụ cho việc chế biến cơm cháy cũng được kỳ phổ biến và đa dạng như sau:

Công Đoạn Nấu Cơm

Ở công đoạn này, thiết bị hay được sử dụng để nấu cơm nhất đó là máy hấp. Tùy vào quy mô sản xuất là lớn hay nhỏ mà người ta có thể chọn những loại máy hấp có công suất tương tương.

Ở những nhà máy lớn sản xuất lượng sản phẩm cực lớn thì sử dụng máy sấy hấp công suất lớn, những máy này thường dùng hơi quá nhiệt từ trong nồi hơi. Còn những cơ sở nhỏ thì chọn máy hấp công suất nhỏ, thường dùng điện trở hoặc là gas để tạo hơi.

Công Đoạn Định Hình

Ở công đoạn này cũng có rất nhiều thiết bị máy móc đa dạng hỗ trợ. Ở phương pháp truyền thống, cơm sẽ được người sản xuất trải đều ra theo những dải lớn và dùng khuôn hoặc máy cắt để định hình.

Phương pháp hiện đại hơn được nhiều cơ sở áp dụng để mang lại chất lượng cơm cháy có định hình đẹp mắt hơn. Đó là có thể chia nhỏ lượng cơm theo định lượng, sau đó ép thành những khuôn riêng biệt giống với máy làm bánh.

Công Đoạn Sấy

Để chiếc bánh được sấy khô, không mất đi hình dạng và vẫn giữ được chất dinh dưỡng vốn có trong gạo, thì bước chọn máy sấy cũng khá quan trọng. Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo chất lượng của các loại máy sấy sao cho phù hợp nhất.

Công Đoạn Chiên

Máy chiên hỗ trợ công đoạn này cũng có khá nhiều. Nếu bạn sản xuất quy mô lớn thì nên dùng dạng máy chiên có băng tải chạy liên tục để đáp ứng được số lượng. Còn nếu chỉ sản xuất nhỏ thì có thể sử dụng những loại máy chiên có bếp rời và chiên theo mẻ. Dạng máy chiên thường đốt bằng gas hoặc điện trở.

Một lưu ý nhỏ khi chọn máy chiên đó là bạn nên chọn các loại máy có bộ phận lọc dầu chiên liên tục để cơm cháy không bị quá nhiều dầu mỡ mà giữ được độ khô giòn nhé.

Công Đoạn Trộn  Gia Vị

Thường thì những loại máy trộn gia vị hay quét gia vị thì được chủ sản xuất đặt theo yêu cầu cho các xưởng cơ khí gia công.

Quy Trình 7 Bước Chế Biến Cơm Cháy Cực Chuẩn

Sơ Chế Nguyên Liệu

Bước sơ chế nguyên liệu cần làm thật sạch để loại bỏ được vi khuẩn và bụi bẩn. Nguyên liệu được chọn để làm cơm cháy là gạo nếp hoặc là gạo tẻ. Nhà sản xuất có thể sử dụng tách riêng loại gạo đó, hoặc cũng có thể trộn 2 loại gạo vào nhau. Đặc trưng của gạo nếp sẽ tạo độ dẻo và kết dính, còn gạo tẻ là tạo độ giòn khi thành phẩm.

Nấu Cơm

Công đoạn này thì quy trình nấu cơm như bình thường, tỷ lệ nước cho vào để nấu tương ứng với loại gạo được dùng. Áp dụng thêm các thiết bị có thể hỗ trợ vào công đoạn như bên trên cung cấp.

cách làm cơm cháy

Định Hình Bánh

Tùy vào chủ ý của nhà sản xuất sẽ quyết định bánh có hình dạng như thế nào. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy qua các sản phẩm bày bán, hình dạng của bánh thường có hình tròn hoặc hình chữ nhật.

Đây là quy trình quan trọng để quyết định thành phẩm có hình dạng gì, có đẹp mắt hay không, và kết cấu bánh. Độ dày hay mỏng của bánh khi ép cũng phải tùy thuộc vào cách thức chế biến nữa.

Ví dụ: Khi ép bánh quá chặt, bánh sẽ không nở đều, còn nếu ép bánh quá lỏng thì bánh không có độ liên kết cao khiến thành phẩm có thể bị vỡ vụn.

Sấy Khô

Sau khi bánh được định hình xong sẽ được nhà sản xuất mang đi sấy. Ở công đoạn này sẽ thường sử dụng phương pháp sấy để bánh có độ khô như ý, và tạo độ cứng.

Tùy vào quyết định của nhà sản xuất mà bánh khi ra đời có thể cứng và giòn tan do độ khô cao. Hoặc cũng có thể là mềm dẻo hơn do độ khô ít hơn.

sử dụng máy sấy cơm cháy

Chiên

Quá trình chiên bánh ngắn chỉ diễn ra trong vài phút. Để bánh được giòn, vàng thì dầu chiên cần đạt nhiệt độ yêu cầu giúp bánh nở tối đa. Còn số phút chiên thì tùy thuộc vào loại gạo và độ dày khi định hình của bánh.

Tẩm Gia Vị

Sau khi xong công đoạn chiên, nhà sản xuất sẽ vớt bánh ra để ráo dầu rồi mới tẩm gia vị. Về công thức tẩm gia vị thì đây hoàn toàn là công thức đặc trưng hoặc gia truyền của từng cơ sở. Điều này quyết định đến mùi vị bánh sẽ vừa ăn, ngon hay là không vừa ăn.

Đóng Gói Thành Phẩm

Đây là khâu cuối cùng trong khâu 7 bước chế biến cơm cháy. Để bảo quản tốt nhất, người sản xuất sẽ đóng gói hút chân không và bảo quản ở kho mát.

Lời Kết

Trên đây là tổng hợp toàn bộ quy trình chế biến món cơm cháy 7 bước mà chúng tôi cung cấp với bạn cũng như các thiết bị có thể hỗ trợ trong các công đoạn này. Chế biến cơm cháy có thể áp dụng cách truyền thống, tuy nhiên chúng tôi đã cho bạn cái nhìn về quy trình sản xuất mang tính hiện đại hơn. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ tới chúng tôi, chúc bạn may mắn.

Viêc sử sụng thiết bị sấy cơm cháy gia đình có thể lựa chọn dòng máy sấy thực phẩm inox 304 sẽ phần nào giúp cho việc sấy tốt hơn và an toàn thực phẩm hơn.

Xem thêm các bài viết khác:

Sử dụng máy sấy hải sản khô chuyên dụng
Cách làm khô bò que ngon tại nhà đơn giản

Call Now