Cách trồng dưa lưới cho năng suất cao

Cách trồng dưa lưới cho năng suất cao

Dưa lưới – một loại trái cây quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Loại quả này có nhiều công dụng đối với sức khỏe từ việc ăn tươi hoặc đem chế biến. Dưa lưới là loại nông sản mang đến giá trị kinh tế cao cho người trồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm, kỹ năng về việc trồng dưa lưới.

Vậy còn chần chừ gì, cùng  tham khảo ngay những thông tin dưới đây để có thêm kinh nghiệm trồng dưa lưới, cho một mùa thu hoạch dưa lưới bội thu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách trồng dưa lưới đúng kỹ thuật, cho năng suất cao và chất lượng tốt nhé!

cách trồng dưa lưới hiệu quả

Những Chú Ý Khi Trồng Dưa Lưới

Để sở hữu một giàn dưa lưới thật tươi tốt, cho nhiều quả, khi trồng dưa lưới tại nhà bạn nhất định phải chú ý những điều sau đây:

Lựa chọn tháng thích hợp:

Thời gian phù hợp để chúng ta có thể trồng dưa lưới là vào thời điểm từ tháng 2 đến tháng 9. Tuy nhiên, khoảng thời gian lý tưởng nhất vẫn là 2 thời điểm sau: Tháng 2 – tháng 3, khi chúng ta trồng vào thời điểm này, sẽ thu hoạch vào cuối tháng 4 hoặc sang tháng 5. Trồng cây vào tháng 8, tháng 9 dương lịch, thời điểm thu hoạch sẽ là vào tháng 11 và tháng 12.

Không nên trồng dưa lưới vào những thời điểm thời tiết lạnh, rét vì lúc này cây dễ bị sâu bệnh, tỷ lệ cây sống, sinh trưởng và phát triển không cao.

Chọn hạt giống dưa lưới:

Khi chọn hạt dưa lưới để gieo trồng, chúng ta nên chọn loại hạt F1 thuần chủng. Loại hạt này sẽ có tỉ lệ nảy mầm cao hơn và thành phẩm cho ra quả to, ngọt. Không nên chọn mua các loại hạt giống lai ghép, không có thương hiệu rõ ràng. Loại hạt này có tỉ lệ nảy mầm rất thấp và quả cũng không được nhiều.

Lựa chọn vị trí trồng:

Dưa lưới vốn là loại cây ưa ánh sáng, chúng ta nên trồng cây ở những vị trí có nhiều ánh sáng và rộng rãi. Có thể sử dụng khoảng sân phía trước nhà, trên sân thượng hay ban công nhà bạn đều được. Chúng ta không nên trồng cây ở những nơi râm mát, chật hẹp, như vậy cây sẽ khó phát triển và cho ra ít trái.

Chuẩn bị đất trồng dưa lưới:

Để dưa lưới có điều kiện phát triển tốt nhất, chúng ta cần chú ý chọn đất trồng dưa có nhiều chất dinh dưỡng, đất tơi xốp, dễ thoát nước. Bạn có thể mua loại đất trồng dưa lưới ở các cửa hàng bán cây cảnh.

Ngoài ra chúng ta có thể tự trộn đất trồng dưa lưới bằng cách sau: Lấy xỉ than tổ ong, ngâm trong nước khoảng một ngày một đêm. Cứ sau tiếng chúng ta sẽ thay nước một lần để loại bỏ các tạp chất trong than. Tiếp đến, vớt than ra trộn theo tỉ lệ 40% đất,  40% xỉ than, 20% trấu trộn chung lại với nhau là chúng ta đã có đất trồng dưa lưới rồi.

chuẩn bị chậu trồng dưa lưới

Chuẩn bị chậu trồng dưa lưới:

Bạn có thể lựa chọn thùng xốp hoặc thùng nhựa để trồng dưa lưới. Tuy nhiên cần lưu ý, đục lỗ ở dưới đáy thùng để chậu có khả năng thoát nước. Tạo sự thông thoáng để trao đổi oxy vào trong đất, để rễ cây không bị ngập úng và sinh trưởng tốt.

Cách Trồng Dưa Lưới Trên Sân Thượng

Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trên Sân Thượng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ về hạt giống, chậu, đất trồng dưa lưới, khâu đầu tiên chúng ta cần tiến hành khi trồng dưa lưới trên sân thượng đó là ươm hạt.

Trước tiên chúng ta đem ngâm hạt với nước ấm (tỉ lệ: 2 sôi + 3 lạnh) khoảng 5 tiếng, rồi đem hạt ủ trong một tấm vải ẩm, đến khi hạt có hiện tượng tách đôi nhẹ, bạn đem hạt ra ươm.

Lưu ý: Nếu chúng ta mua hạt giống thuộc loại F1, không cần phải thực hiện bước ủ hạt này, mà có thể mang hạt đi ươm luôn được nha.

Tiếp theo, mang hạt bỏ vào bầu ươm đã chuẩn bị sẵn, lấp 1 lớp đất mỏng lên trên hạt, tưới sơ qua một ít nước để giữ ẩm cho hạt. Để bầu ươm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Sau khoảng 2-3 ngày, chúng ta sẽ thấy hạt nảy mầm, lúc này hãy tưới nước đủ để cây sinh trưởng và phát triển. Chỉ khoảng 7-10 ngày sau là cây cho ra lá .

Sau khoảng 10 -12 ngày, trong bầu ươm chúng ta sẽ thấy, cây đã cho ra 2 lá chính, lúc này chúng ta sẽ di chuyển cây con sang chậu trồng. Đào 1 lỗ nhỏ giữa chậu đất, nhẹ nhàng tháo dỡ bầu ươm rồi đặt cây con vào trong chậu. Lấp đất lại và dùng tay nén đất xung quanh gốc. Tưới cho cây đẫm nước và đặt tam cây ở chỗ râm mát, ngày tưới 2 lần nước để tạo độ ẩm cho đất nuôi cây.

kỹ thuật chăm sóc dưa lưới

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng

Kỹ Thuật Chăm Sóc Dưa Lưới

Ươm giống
  • Tưới nước cho cây: Vào thời kỳ cây con, chúng ta không cần tưới nhiều nước. Đến khi cây cho ra được 3 đến 4 lá, bạn chỉ cần tưới đều khoảng từ 0.5 lít – 0.7 lít nước mỗi cây/ngày. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, nếu nắng nóng, chúng ta có thể tưới nước nhiều hơn 1 chút. Nhưng nếu trời mưa, có thể tưới ít nước hơn. Vì đang thời kỳ cây non, nên tưới cây dưa lưới bằng hình thức phun sương để tránh cây non bị gãy, dập.
  • Bón phân cho cây dưa lưới: Muốn cây phát triển tốt, nhanh chóng và cho ra nhiều quả, chắc chắn rằng chúng ta phải bón phân để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Tùy từng giai đoạn cây sinh trưởng khác nhau mà lượng phân bón cho cây cũng khác nhau.
Đã lên mầm lá

Khi cây dưa lưới có từ  3-4 lá, chúng ta tưới đạm cho cây để giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh, thân vươn dài hơn. Cứ nửa cốc đạm (bằng cốc uống nước trà) hòa tan cùng khoảng 8 lít nước rồi đem tưới đều cho cây.

Khi cây đã có được nhiều lá hơn và xuất hiện nhiều nụ non, chúng ta bắt đầu tăng tỉ lệ,  pha 3 Đạm : 1 Lân : 2 Kali cùng 7 – 8 lít nước sạch. Theo tỉ lệ này, chúng ta nên tưới cách ngày cho cây để cây không bị dư quá nhiều chất dinh dưỡng.

Khi quả non bắt đầu lộ ra, bạn nên pha tăng Lân lên khoảng ⅔ cốc để giúp quả ra nhiều và nhanh lớn nhé.

  • Làm giàn cho cây: Khi cây có 5-6 lá, lúc này chúng ta nên tiến hành làm giàn cho cây leo. Trường hợp, trồng gần hàng rào ban công, sân thượng, có thể tận dụng hàng rào để làm dàn cho dây leo. Còn nếu không có hàng rào, chúng ta có thể dùng cọc tre, thanh gỗ để làm giàn leo cho cây dưa.
Lưu ý:

Nếu dự tính trồng lâu dài, chúng ta có thể làm giàn bằng sắt hay bê tông để có thể sử dụng được nhiều mùa hơn.

  • Thụ phấn: Trường hợp nếu khu vực bạn trồng dưa lưới không có hoặc ít ong bướm, ở giai đoạn cây ra hoa, chúng ta nên giúp cây thụ phấn nhân tạo để tăng số lượng đậu quả nhé..
  • Thu hái và bảo quản quả dưa lưới: Sau khoảng 3 tháng tính từ ngày trồng cây, chúng ta đã có thể thu hoạch dưa lưới được rồi. Trước khi bắt đầu thu hoạch, chúng ta nên dừng tưới nước từ 5-7 ngày để dưa lưới giòn và ngọt hơn. Sau khi hái về, bạn để khoảng từ 2-3 ngày, hãy bổ ăn để dưa được ngọt, thơm, đậm vị hơn

Cách Trồng Cây Dưa Lưới Ngoài Trời

Kỹ Thuật Trồng Cây Dưa Lưới Ngoài Trời

  • Ngâm và gieo hạt giống dưa lưới: chúng ta nên lựa chọn loại hạt giống tốt. Sau đó chúng ta đem ngâm hạt trong nước ấm 5 tiếng, rồi bỏ hạt đã ngâm vào trong mảnh vải, ủ 1 ngày để phần vỏ hạt tách ra.
  • Gieo hạt dưa lưới: Chúng ta chuẩn bị bầu để ươm hạt giống với đất được trộn phân chuồng ủ khô hay phân trùn để có đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây. Hạt sau khi được ủ nứt vỏ, chúng ta cho hạt vào bầu, phủ một lớp đất mỏng và tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho quá trình hạt nảy mầm.

Khoảng 2 ngày đầu tiên ươm hạt, sau khoảng từ 8 – 10 ngày, hạt nảy mầm thành cây và bắt đầu cho ra 2 lá đầu tiên. Khi cây đã cho ra lá thật, chúng ta cho cây vào thùng lớn đã đục sẵn lỗ dưới đáy, cho cây thoát nước tốt hơn, tránh bị ngập úng.

  • Trồng cây con: Chúng ta cho cây vào thùng xốp lớn hoặc xô lớn để trồng cây, nhưng vẫn phải đục lỗ phía dưới thùng để khi tưới cây sẽ được thoát nước tốt hơn, tránh bị úng trong thùng. Lưu ý đất trồng dưa lưới, chúng ta lựa chọn loại đất thật tơi xốp, có nhiều dinh dưỡng. Sau khi trồng xong, chúng ta cần tưới nước 2 lần/ngày và kết hợp che chắn cho cây không bị ảnh hưởng bởi ánh nắng gắt.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Dưa Lưới Ngoài Trời

  • Tưới nước: Dưa lưới luôn cần được tưới nước hàng ngày để bảo đảm có đủ độ ẩm phát triển. Thời điểm tốt nhất để tưới nước cho cây, giúp cây hấp thụ tốt là vào sáng sớm và lúc chiều tối.
  • Bón phân: Bên cạnh việc chọn đất giàu chất dinh dưỡng để trồng dưa, chúng ta cũng cần bón thêm phân NPK để cây có khả năng ra nhiều hoa và tăng tỉ lệ đậu trái. Từ thời điểm quả phình ra đến lúc chín khoảng 1 tháng, bạn bón phân NPK, Kali và Đạm hàng tuần. Trước khi thu hoạch tầm 15 ngày, ngừng bón.
  • Cắt tỉa lá cây: Khi cây có từ 2 -8 lá thật, chúng ta nên cắt tỉa và bấm ngọn. Đến giai đoạn cây có từ 22 – 25 lá dưa, bạn ngắt bớt ngọn để chất dinh dưỡng của cây tập trung vào nuôi quả.
  • Làm giàn dưa lưới: Khi cây ra 4 – 5 lá thật, bạn cần làm giàn cho dưa leo như cách trên.

Các Câu Hỏi Về Quá Trình Trồng Dưa Lưới

Cách Để Phân Biệt Hoa Đực – Cái

  • Hoa cái: chỉ có 1 bông hoa duy nhất và mọc ra từ nách lá . Có bầu hoa nhỏ bên dưới cánh hoa, phần hoa này khi được thụ phấn sẽ nhanh chóng phát triển thành quả.
  • Hoa đực: hoa đực mọc từ nách nhánh. Dưới cánh hoa đực không có bầu hoa, hoa đực ngắn hơn hoa cái.

Thời Gian Phù Hợp Thụ Phấn Hoa

Hoa nên được thụ phấn vào lúc 6h – 8h sáng. Khi hoa cái chuyển sang màu vàng và có dấu hiệu sắp nở thì chúng ta cần thụ phấn ngay.

Cách Thụ Phấn Hoa Dưa Lưới

  • Bạn hãy ngắt hết hoa đực và cánh hoa cái đi, để lại phần nhị vàng.
  • Sau đó, xoay đều nhị hoa đực xung quanh hoa cái để phấn từ hoa đực sang hoa cái. Có thể dùng từ 2 hoặc 3 hoa đực cho 1 hoa cái để đảm bảo quá trình thụ phấn thành công.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về kỹ thuật trồng dưa lưới đúng chuẩn, giúp cây dậu được nhiều trái và chất lượng của trái ngon ngọt hơn. Nếu như bạn đang có ý định trồng dưa lưới, đọc ngay bài viết này nhé. Chúc bạn thành công!

Hiện có khá nhiều cách chế biến cũng như có thể tạo ra giá trị từ dưa lưới bằng việc chế biến chưng. Một trong những cách để có thể bảo quản chúng trong thời gian lâu nhất là sử dụng máy sấy khô hoa quả công nghiệp để đảm bảo được chất lượng và giá trị dinh dưỡng của chúng. Liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Xem thêm bài viết cùng ngành:

Giá máy sấy nông sản hiện nay trên thị trường
Phương pháp máy sấy rau củ
Cấu tạo của máy sấy thực phẩm

Call Now ButtonCall Now